Chiều cao là yếu tố quan trọng đánh giá sức khỏe và phát triển của trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây của Lá Xanh sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của bé yêu.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ

1. Gen di truyền

Gen di truyền chơi một vai trò quan trọng trong việc xác định chiều cao của bé. Yếu tố gen được kế thừa từ gia đình, có ảnh hưởng một phần đến sự phát triển, và việc theo dõi chiều cao của các thế hệ trước có thể là một dự đoán quan trọng về tương lai của bé.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sự tăng trưởng thể chất và tầm vóc của trẻ chịu ảnh hưởng đáng kể từ yếu tố gen di truyền. Cụ thể, khoảng 23 % chiều cao được định hình bởi gen của ông bà, cha mẹ; tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ yêu.

 

2. Chế độ dinh dưỡng tốt giúp trẻ cao khoẻ

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng khoảng 30% đến chiều cảu bé. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ thức ăn là đặc biệt quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của xương và cơ bắp.

Do đó, ba mẹ chú ý cần duy trì một chế độ ăn cân đối, đa dạng, phù hợp với lứa tuổi, và uống sữa đều đặn hàng ngày để đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển lớn mạnh.  Chú ý cho con ăn nhiều hải sản, rau xanh, các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, phô mai, bông cải xanh, cải xoăn, đậu tương. Đồng thời nên tránh chế độ ăn thiếu cân bằng với nhiều chất béo, đường, và ít vitamin và khoáng chất, để đảm bảo bé phát triển chiều cao một cách toàn diện.

 

3. Bệnh tật ảnh hưởng tới chiều cao

Việc mắc bệnh hoặc chịu ảnh hưởng từ các loại bệnh di truyền có thể gây chậm tăng trưởng ở trẻ nhỏ. Những bất thường di truyền bẩm sinh, chẳng hạn như nhiễm sắc thể và gene không bình thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chiều cao khi trưởng thành.

Các bệnh lý di truyền hiếm thường có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiều cao, gây ra tình trạng thấp, lùn. Ví dụ, bệnh loạn sản xương-sụn bẩm sinh, xuất phát từ đột biến trên gen FGFR3, là một trong những ví dụ điển hình. Hội chứng Turner, gây ra bởi sự thiếu hụt hoặc bất thường của nhiễm sắc thể X, cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị lùn và chậm phát triển.

Để đối mặt với những thách thức này, ba mẹ cần thường xuyên cho bé kiểm tra sức khỏe và thăm khám bác sĩ định kì. Điều này không những giúp phát hiện và điều trị sớm những vấn đề y tế có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của bé, mà còn giúp cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của trẻ.

 

4. Môi trường sống

Môi trường sống của bé, bao gồm tình trạng kinh tế, xã hội, và môi trường gia đình, đều có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao. Một môi trường sống lành mạnh và giàu tình cảm có thể tạo ra điều kiện thuận lợi để bé phát triển toàn diện.

Trẻ không thể phát triển chiều cao tốt trong môi trường sống ô nhiễm, nơi có khói thuốc lá, khói than tổ ong, khói xe, và bụi bặm. Trong trường hợp bé phải ở chung chỗ bán hàng với khói than tổ ong và khói thuốc lá từ khách hàng, ba mẹ cần thu xếp một không gian ở riêng, xa lánh khỏi các yếu tố ô nhiễm cho bé để đảm bảo em không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm.

Hơn nữa, xã hội công nghiệp hóa, với không khí ô nhiễm, nguy cơ trẻ hút thuốc thụ động, tiếng ồn, và các nguy cơ bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chiều cao của trẻ. Chúng ta cần đảm bảo một môi trường sống không khí trong lành, tránh xa các yếu tố ô nhiễm để bé phát triển khoẻ mạnh,

 

5. Tập luyện vận động cơ thể giúp bé mau lớn

Vận động thường xuyên, đều đặn giúp bé phát triển cơ bắp, xương khớp và tăng cường sức khỏe tổng thể. Ba mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với độ tuổi để kích thích tăng trưởng chiều cao tối đa.

Tập thể dục thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất. Thế nhưng, trẻ em ngày nay thường xuyên dành thời gian cho học tập và các hoạt động điện tử, dành rất ít thời gian vận động cần thiết cho sức khỏe xương và cơ bắp.

Theo nhiều nghiên cứu, vận động có thể kích thích sản xuất hormone tăng trưởng mạnh mẽ. Để duy trì hiệu quả này, bé cần ít nhất 60 phút vận động mỗi ngày để gia tăng mật độ xương, khối lượng cơ bắp và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Nếu thấy 60 phút luyện tập quá dài, ba mẹ có thể tách ra thành nhiều khoảng vận động trong ngày, miễn sap đủ thời gian tập thể dục của bé là ổn. Ngoài ra, khuyến khích con tham gia các hoạt động thể thao như chạy, bơi lội, và tập xà sẽ giúp bé cao hơn nữa. 

Từ những điều ở trên, Lá xanh có thể nhận định rằng những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của bé là một hệ thống phức tạp, kết hợp sự tương tác giữa gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe, môi trường sống và hoạt động vận động. Để con phát triển toàn diện, ba mẹ nên chăm sóc và đảm bảo đủ các yếu tố trên đây. Ngoài ra, có thể tham khảo bổ sung sữa cho bé tại: Kiến thức sức khoẻ

 

Link tham khảo:  

https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/cac-yeu-to-anh-huong-en-suu-phat-trien-chieu-cao-cua-tre?inheritRedirect=false 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *