Phát triển chiều cao của trẻ là quá trình lâu dài, không chỉ bắt đầu phát triển khi còn trong bụng mẹ mà còn liên tục đến tuổi trưởng thành. Trong hành trình đầy quan trọng này, 1000 ngày đầu đời và giai đoạn dậy thì là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất, đóng vai trò quyết định tới chiều cao khi trưởng thành. Hãy cùng Lá Xanh tìm hiểu về bốn giai đoạn chính của quá trình phát triển chiều cao và gợi ý 3 cách hỗ trợ tăng cao hiệu quả nhất.

1. Giai đoạn vàng quyết định chiều cao- 1000 ngày đầu đời 

Giai đoạn 1- 1000 ngày đầu tiên quyết định phần lớn chiều cao khi trưởng thành. Nguồn: Internet

1000 ngày đầu đời, tính từ khi trẻ được mang thai cho đến 24 tháng tuổi, tương đương giai đoạn 0-2 tuổi là khoảng thời gian quan trọng nhất đối với sự phát triển chiều cao và sức khỏe của trẻ. Theo khuyến cáo của WHO, giai đoạn này quyết định khoảng 60% khả năng cao lớn của trẻ khi trưởng thành.

Trong giai đoạn dưới 12 tháng tuổi, chiều cao của trẻ có tốc độ phát triển nhanh chóng nhất so với mọi giai đoạn khác. Trong khoảng thời gian này, cân nặng của trẻ có thể tăng gấp đôi sau 4-5 tháng đầu và có thể gấp 3 lần cân nặng sơ sinh vào cuối năm thứ nhất. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn mà trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất, đặc biệt là từ 12-24 tháng tuổi. Đó chính là khoảng khi trẻ chuyển từ chế độ dinh dưỡng sơ sinh sang chế độ ăn dặm, không ăn/ lười ăn đủ, dẫn đến suy dinh dưỡng nhiều.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong khoảng thời gian từ 12 đến 24 tháng tuổi, trẻ em phải đối diện với nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất và tỷ lệ suy dinh dưỡng là lớn nhất. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ vẫn sẽ giữ ở mức cao đến năm 5 tuổi.Điều này có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm cả chiều cao và trí tuệ. Việc chú trọng đến chế độ ăn uống và chăm sóc đặc biệt trong giai đoạn quan trọng này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai sức khỏe của trẻ.

Ngược lại, nếu trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng, ăn dặm phù hợp thì sẽ có thể tăng khoảng 6 cm đến 10 cm (trung bình năm) trong khoảng thời gian 12-24 tháng. 

2. Giai đoạn 3- 13 tuổi- chiều cao phát triển ổn định

3- 13 tuổi là giai đoạn chiều cao phát triển ổn định. Nguồn: Internet

Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ bắt đầu giảm, làm chậm lại quá trình phát triển chiều cao. Trong giai đoạn này, chiều cao của trẻ chỉ tăng khoảng 5 – 8 cm mỗi năm, trung bình là 6,2 cm. Đồng thời, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% mỗi năm. Điều này cho thấy giai đoạn này là thời kỳ ổn định nhất trong cả 4 giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng đã giảm, nhưng chế độ dinh dưỡng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển chiều cao của trẻ. Giai đoạn này là tiền đề cho quá trình phát triển trong độ tuổi dậy thì. Trong khoảng thời gian này,ba mẹ chú ý  cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, sinh hoạt hàng ngày sẽ tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển toàn diện.

3. Giai đoạn tuổi dậy thì

Tuổi dậy là giai đoạn có sự tăng trưởng vượt bậc cả về cơ bắp, khung xương. Nguồn: Internet

Tuổi dậy thì được tính từ 10 – 15 tuổi, là giai đoạn có sự phát triển và tăng trưởng chiều cao diễn ra vô cùng nhanh chóng. Từ 10 tuổi, trung bình mỗi năm bé gái có thể tăng 10 cm; từ 12 tuổi đến 15 tuổi trung bình mỗi năm có thể tăng 15cm. Đối với bé trai,  tuổi dậy thì đến muộn hơn, trung bình tính từ năm 12 tuổi, trẻ có thể cao 10cm/năm; 14 tuổi có thể tăng đến 15cm/năm. Sau khi hết giai đoạn dậy thì, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần khi bé gái đạt 15 tuổi và bé trai đạt 17 tuổi.

Giai đoạn tuổi dậy thì quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành. Kích thước xương và khối lượng xương, mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ khi trẻ 8 tuổi cho đến giai đoạn vị thành niên. Trong khoảng thời gian này, khối lượng và mật độ xương thăng nhanh do các hormone tăng trưởng được bổ sung và hoạt động tích cực. Để đạt chiều cao tối đa, việc bổ sung các chất dinh dưỡng và chế độ luyện tập phù hợp là rất cần thiết cho trẻ trong độ tuổi này.

Để hỗ trợ cho sự phát triển chiều cao tốt nhất của trẻ, đặc biệt trong “giai đoạn vàng”, cha mẹ cần cung cấp cho con các sản phẩm bổ sung chứa lysine, các khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, và các vitamin nhóm B. Những dưỡng chất này không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mà còn giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, và khuyến khích trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.

4. Giai đoạn hậu dậy thì

Giai đoạn hậu dậy thì vẫn có thể cao hơn. Nguồn: Internet

Sau tuổi dậy thì thường chiều cao của trẻ vẫn sẽ tăng nhưng không đáng kể và tăng rất chậm. Chiều cao của trẻ lúc 10 tuổi sẽ quyết định 80% chiều cao khi trưởng thành. Vì vậy bố mẹ đặc biệt nên chú trọng khẩu phần ăn của trẻ trong giai đoạn dậy thì để chiều cao được phát triển tối ưu nhất.

5. Một số điều cần chú ý

Trong giai đoạn quan trọng 1000 ngày đầu đời, từ khi mang thai, thai phụ cần tập trung vào việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Là nguồn gốc duy nhất cho thai nhi, việc mẹ duy trì một chế độ ăn uống cân đối, giàu dinh dưỡng là quan trọng. Ngoài ra, thai phụ cũng cần duy trì sự nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và lo lắng, để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Khi chuyển từ bú mẹ sang bú mẹ kết hợp ăn dặm, chú trọng  bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D để hỗ trợ phát triển chiều cao. Thực phẩm như tôm, cua, cá chứa nhiều canxi và vitamin D sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao một cách tối đa. Điều này là một phần quan trọng trong việc xây dựng nền móng cho sự phát triển chiều cao ổn định của trẻ trong giai đoạn quan trọng này.


Trong giai đoạn dậy thì, việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số yếu tố cần lưu ý:

  • Carbohydrate: Đây là nguồn năng lượng chính, cung cấp khoảng 60-70% tổng lượng năng lượng cần thiết hàng ngày.
  • Lipid: Chất béo giúp tăng cường ngon miệng và hấp thu các vitamin A, D, E, K. Đây là yếu tố không thể thiếu đối với trẻ trong giai đoạn dậy thì. Cần bổ sung chất béo từ các nguồn như dầu thực vật, cá, và mỡ động vật.
  • Protein: Trẻ cần nạp lượng protein nhiều hơn để hỗ trợ sự phát triển thể chất. Protein cung cấp khoảng 15% tổng lượng năng lượng cần thiết hàng ngày.
  • Canxi và vitamin D: Hai yếu tố này cần thiết cho sự phát triển xương và đạt chiều cao tối đa. Mỗi ngày, trẻ cần khoảng 1200mg canxi, và vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn.
  • Sắt: Quan trọng đặc biệt cho các bé gái do nhu cầu cao hơn trong giai đoạn bắt đầu có kinh. Cần bổ sung khoảng 20mg sắt mỗi ngày cho bé gái và 12-18mg cho bé trai.

Ngoài việc chăm sóc dinh dưỡng, việc thiết lập một chế độ luyện tập, chế độ sinh hoạt phù hợp cũng quan trọng để hỗ trợ sự phát triển chiều cao của trẻ. Các hoạt động như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, và đạp xe đều có thể kích thích sự phát triển của xương và cơ.

Tóm lại, ba mẹ cần nhớ rằng giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tăng vọt đó là 1000 ngày đầu đời và tuổi dậy thì. Đây chính là 2 giai đoạn mà trẻ phát triển chiều cao mạnh mẽ nhất. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt chú ý bổ sung dinh dưỡng cần thiết và chế độ luyện tập cũng như sinh hoạt hợp lý để trẻ có thể phát triển và có chiều cao lý tưởng khi bước vào tuổi trưởng thành.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay cho Lá Xanh qua số hotline:0904.669.973 để được tư vấn nhé!! 

Đọc thêm các bài viết khác của Lá Xanh tại: Kiến thức sức khoẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *