Tiểu đường thai kỳ là một dạng bệnh lí chỉ xảy ra trong khi mang thai. Mắc bệnh này khiến nhiều mẹ hoang mang, lo lắng. Hãy cùng Lá Xanh tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết bên dưới nhé. 

Tổng quan về tiểu đường thai kỳ

1. Tổng quan về tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một dạng tiểu đường chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bệnh này có thể gây ra nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé, bao gồm sảy thai, sinh non. Với thai nhi, tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến tăng cân quá mức và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp, thần kinh, và tim mạch ở trẻ sơ sinh.

2. Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân chính xác của tiểu đường thai kỳ vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nguyên nhân tiềm ẩn có thể là:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Tiền sử gia đình mắc tiểu đường
  • Tiền sử sinh con bị tiểu đường thai kỳ
  • Lượng đường trong máu cao (Tiền Đái Tháo Đường)
  • Huyết áp cao trong quá trình mang thai
  • Tuổi cao (trên 35 tuổi)
  • Mang thai nhiều lần
  • Có thai con đầu lòng

3. Triệu chứng, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường không có dấu hiệu rõ ràng, vì vậy nhiều phụ nữ không biết mình mắc bệnh cho đến khi được bác sĩ phát hiện trong quá trình sàng lọc. Tuy nhiên, các mom có thể gặp các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi
  • Khát nước nhiều
  • Đi tiểu nhiều
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

Lá xanh cần lưu ý rằng, nếu mắc một hay vài triệu chứng trên đây không đồng nghĩa với việc mẹ bé đã mắc tiểu đường thai kỳ. Hãy đi tới bệnh viện, được bác sĩ xét nghiệm đầy đủ để biết rõ về tình hình sức khoẻ của mình các mom nhé!

4. Cách kiểm soát và phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Theo Lá Xanh, cách tốt nhất để kiểm soát tiểu đường thai kỳ, giữ sức khoẻ cho thai phụ là kết hợp giữa chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

4.1.Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cho phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, các mẹ bé cần hạn chế các thực phẩm có hàm lượng đường cao, chất béo bão hòa, và cholesterol cao sẽ làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng,

4.2. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên, với cường độ phù hợp với phụ nữ có thai có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc các biến chứng của tiểu đường thai kỳ. Các mẹ mắc tiểu đường thai kỳ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục, có thể tham khảo tập các lớp yoga cho thai phụ, đi bộ, vận động nhẹ nhàng. 

4.3. Uống thuốc theo đơn của bác sĩ

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc cho phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ để kiểm soát lượng đường trong máu. Các mẹ hãy cố gắng tuân thủ thật tốt các lời dặn của bác sĩ để có một thai kỳ khoẻ mạnh hơn, đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé. 

 

5. Test tiểu đường thai kỳ

Muốn biết mình có mắc tiểu đường thai kỳ hay không, các mom đừng ngần ngại mà hãy đi tới bệnh viện và làm các xét nghiệm chuyên khoa để hiểu rõ hơn nhé.

Tham khảo thông tin chuyên khoa:

https://hongngochospital.vn/cac-buoc-xet-nghiem-tieu-duong-thai-ky/ 

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng có thể kiểm soát được nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Phụ nữ mang thai nên đi khám thai định kỳ để được sàng lọc tiểu đường thai kỳ và được tư vấn về cách kiểm soát bệnh. Lá Xanh chúc  các mẹ sức khoẻ tốt nhé!

Tham khảo thêm nhiều bài viết của Lá Xanh tại: Kiến thức sức khoẻ

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *